Khung năng lực số cho công dân
Hơn một thập kỷ qua, Khung Năng lực Số cho Công dân (DigComp) đã cung cấp sự hiểu biết chung, khắp trong và ngoài Liên minh châu Âu, năng lực số là gì, và vì thế đã cung cấp cơ sở cho việc lên khung chính sách các kỹ năng số. Có rồi nhận thức cao về DigComp như là khung rộng khắp Liên minh châu Âu cho việc phát triển và đo đếm năng lực số.
DigComp cũng có thể đóng vai trò trung tâm nhằm đạt được các mục tiêu của Liên minh châu Âu đầy tham vọng về việc nâng cao kỹ năng số cho toàn bộ dân chúng và phát triển một Chứng chỉ Kỹ năng Số châu Âu. Trong thập kỷ kỹ thuật số của La bàn Số cho châu Âu, Liên minh châu Âu đã thiết lập các mục tiêu chính sách đầy tham vọng nhằm đạt được tối thiểu 80% dân chúng có các kỹ năng số cơ bản và có 20 triệu chuyên gia CNTT-TT tới năm 2030.
Với quyết định ban hành Khung năng lực số cho Công dân, Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số, góp phần hình thành "công dân số", thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất và tạo động lực mới cho địa phương.
Khung năng lực số cho công dân là tập hợp các tiêu chí cụ thể về kiến thức (knowledge), kỹ năng (skills) và thái độ (attitudes) của các nhóm năng lực số; giúp người dân tham gia chủ động và an toàn trong các hoạt động trên môi trường số .
Được Tham khảo từ mô hình DigComp, khung năng lực số cho công dân Đà Nẵng bao gồm 5 lĩnh vực: Thông tin và dữ liệu; Truyền thông và cộng tác; Tạo lập nội dung số; Bảo vệ và An toàn; Môi trường kỹ thuật số; chi tiết với 17 năng lực số thành phần.
Trong đó, mỗi năng lực số thành phần sẽ mô tả cụ thể tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ và được đánh giá theo 5 mức độ, 4 thông thạo với thang 100 điểm: Bắt đầu (dưới 20 điểm), cơ bản (từ 20-40 điểm), khá (từ 40-60 điểm), cao (từ 60-80 điểm) và nâng cao (từ 80 điểm trở lên).